Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do TPL trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhàn, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”. Ngoài ra, khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/ NĐ-CP quy định: “Vỉ bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dần sự và hành chỉnh theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhấn theo quy định của pháp luật”.
Vi bằng được TPL lập với mục đích là tạo lập chứng cứ để tổ chức, cá nhân tùy nghi sử dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng do TPL lập, ghi nhận sự kiện, hành vi có thật mà TPL chứng kiến, trong đó, TPL mô tả lại những gì mình thấy được, nghe được, ngửi được… hoặc thông qua các dụng cụ chuyên dụng để ghi lại những kết quả nhất định vào vi bằng, kèm theo có thể là quay phim, ghi âm, đc đạc… để làm rõ thêm sự kiện, diễn biến lập vi bằng. TPL phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của những nội dung đã được ghi nhận trong vi bằng, do đó, vi bằng của TPL phải đảm bảo tính khách quan của sự kiện, hành vi mà TPL ghi nhận.